Bài đăng nổi bật

  Cẩm nang cho kỹ thuật viên ánh sáng trường quay & Chương 01  Chương 01 Set basics: Your first barbecue Trường quay cơ bả...

Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2021

Thiết kế đồ họa

 Thiết kế Đồ Họa

Phương thức sử dụng các tác phẩm trực quan để giải quyết các vấn đề và truyền đạt ý tưởng thông qua kiểu chữ, hình ảnh, màu sắc và hình thức trình bày. Tại mỗi lĩnh vực đòi hỏi các kỹ năng chuyên môn khác nhau để tạo ra sản phẩm Thiết kế Đồ Họa phù hợp. Nhiều nhà Thiết kế chuyên về một loại hình duy nhất, nhưng cũng có những người khác hoạt động trên đa dạng lĩnh vực hoặc các nhóm thể loại tương tự và có liên quan đến nhau.

Sự thay đổi liên tục của nền kinh tế, kéo theo việc các nhà Thiết kế phải thích ứng và học hỏi không ngừng để đa dạng hóa phong cách cũng như đáp ứng thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắc khe của thị trường.

Là một nhà Thiết kế đang tìm kiếm và định hình phong cách cần hiểu được 8 lĩnh vực chính của ngành sẽ giúp ta nhận ra điểm mạnh yếu để bổ sung và rèn luyện kỹ năng phù hợp.

 1. Thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu 

Bộ nhận dạng thương hiệu là bộ mặt của doanh nghiệp, thể hiện bản sắc, cá tính và thông điệp vô hình mà doanh nghiệp hoặc tổ chức muốn truyền tải đến khách hàng, đối tác của họ.

Ngoài các thẻ tiêu chuẩn (namecard, thẻ nhân viên...) và văn phòng phẩm của công ty. Phát triển một bộ hướng dẫn thương hiệu trực quan (hướng dẫn về phong cách), mô tả các phương pháp hay nhất và cung cấp các hình ảnh được áp dụng trên nhiều phương tiện khác nhau. Những nguyên tắc này giúp đảm bảo tính nhất quán về thương hiệu, để hình ảnh cũng như các biểu tượng thương hiệu luôn đồng bộ trong suốt quá trình sử dụng.  

Các nhà Thiết kế đồ họa phải có kiến thức chung về tất cả các lĩnh vực Thiết kế Đồ Họa để tạo ra các yếu tố thiết kế phù hợp trên tất cả các phương tiện trực quan. Họ cũng cần kỹ năng giao tiếp sáng tạo, đam mêtìm hiểu và liên tục cập nhật xu hướng mới.

 2. Tiếp thị và thiết kế quảng cáo 

Ngày nay các công ty nỗ lực tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, thu thập dữ liệu khách hàng nhằm tác động đến quyết định của đối tượng khách hàng mục tiêu. TKĐH tạo ra các hình ảnh mang nội dung trực quan hấp dẫn hơn, giúp các tổ chức quảng bá và giao tiếp hiệu quả hơn.


Bộ phận phụ trách tiếp thị và quảng cáo làm việc với đối tác hoặc chuyên gia tiếp thị để tạo nội dung cho chiến lược tiếp thị. Họ có thể làm việc một mình hoặc là một phần của một đội ngũ sáng tạo. Mỗi người phụ trách một mảng như hình ảnh tạp chí, ấn phẩm truyền thông dùng trong in ấn, kỹ thuật số, clip viral... Tất cả chung quy nhầm mục đích quảng bá hình ảnh thương hiệu và các chiến dịch của doanh nghiệp. 

Một số sản phẩm thiết kế thường thấy trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị:

·      Bưu thiếp, tờ rơi

·      Mẫu quảng cáo trên báo, tạp chí

·      Poster, banner, billboard quảng cáo ngoài trời

·      Infographic

·      Brochure (loại in ấn và cả kỹ thuật số)

·      Decal trang trí xe

·      Mẫu quảng cáo hiển thị trên các màn hình thương mại 

·      Mẫu email tiếp thị

·      Bản trình chiếu Power point trong các sự kiện, event

·      Mẫu quảng cáo truyền thông trên các trang mạng xã hội 

·      Hình ảnh cho website, diễn đàn, blog... 

Nhà Thiết kế hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo- tiếp thị cần có kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian tuyệt vời. Ngoài việc thành thạo trong một số ứng dụng TKĐH, bố trí và thuyết trình, họ cũng phải biết công đoạn in ấn và nắm vững các yêu cầu thông số hình ảnh khi sử dụng. 

3. UI designer- Thiết kế giao diện người dùng 

Giao diện người dùng (UI) là cách người dùng tương tác với một thiết bị hoặc ứng dụnglàm cho chúng dễ sử dụng và mang lại trải nghiệm thân thiện với người dùng. 


Nó bao gồm tất cả những thứ mà người dùng tương tác với màn hình và các yếu tố đồ họa trên màn hình như nút, menu, dự đoán 

hành vi tương tác và hơn thế nữa. Đó là công việc của một nhà thiết kế giao diện người dùng để cân bằng sự hấp dẫn yếu tố mỹ thuật và chức năng kỹ thuật.


Thiết kế giao diện người dùng bao gồm:

·      ng dụng dành cho máy tính để bàn.

·      ng dụng dành cho thiết bị di động.

·      ng dụng web và trò chơi. 

Bên cạnh việc thành thạo ứng dụng Đồ Họa, cũng cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript. Để đảm nhận vị trí này cần làm việc chặt chẽ với các UX designer (người xác định cách thức hoạt động của ứng dụng) và các nhà phát triển UI developer (người viết mã để làm cho nó hoạt động).

Một số sản phẩm thiết kế thường gặp của UI designer + Thiết kế web

·      Giao diện game

·      Thiết kế ứng dụng 

4. Thiết kế ấn phẩm xuất bản 

Sách, báo, tạp chí là phương tiện truyền thống trong việc tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, gần đây đã có sự gia tăng đáng kể của các ấn phẩm online. 

Các nhà thiết kế đồ họa chuyên về các ấn phẩm làm việc với các biên tập viên và nhà xuất bản để tạo bố cục với kiểu chữ được lựa chọn cẩn thận và tác phẩm nghệ thuật đi kèm, bao gồm nhiếp ảnh, đồ họa và hình minh họa.

Một số ấn phẩm xuất bản thường gặp: 

·      Sách, báo

·      Tạp chí

·      Báo cáo thường niên 

·      Catalogues

Các nhà thiết kế ấn phẩm xuất bản phải có kỹ năng giao tiếp, bố cục và tổ chức tuyệt vời. Ngoài chuyên môn Thiết kế Đồ Họa, họ cần hiểu về quản lý màu, in ấn và xuất bản kỹ thuật số.

 5. Thiết kế bao bì 

Hầu hết các sản phẩm đều yêu cầu một số hình thức đóng gói để bảo vệ hoặc chứa đựng sản phẩm bên trong. Bên cạnh đó, bao bì cũng chính là một hình thức giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiếp thị cực kỳ có giá trị. Mỗi hộp, chai, túi, lọ... là cơ hội để bạn kể về câu chuyện của thương hiệu.



Nhà thiết kế bao bì có thể là hoạt động đa lĩnh vực hoặc chuyên về một loại bao bì cụ thể (như nhãn hoặc lon nước giải khát) hoặc một ngành cụ thể (như đồ ăn hoặc đồ chơi trẻ em). Công việc của họ đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng nắm vững các khái niệm quy tắc cần biết trong thiết kế in ấn và công nghiệp. Bạn phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà tiếp thị và nhà sản xuất, cũng như cập nhật nhanh nhất thị hiếu người tiêu dùng. 

6. Thiết kế Đồ Họa chuyển động- Motion Graphic 

Nói một cách đơn giản, đồ họa chuyển động có thể bao gồm hoạt ảnh, âm thanh, kiểu chữ, hình ảnh, video và các hiệu ứng chuyển động được sử dụng trong các phương tiện truyền thông trực tuyến, truyền hình và phim. Sự phổ biến của Motion Graphic đã tăng vọt trong những năm gần đây khi công nghệ được cải thiện và viral video trở thành “Vua” trong lĩnh vực truyền thông. 


Motion Graphic là một “đặc sản” mới trong ngành Đồ Họa. Chủ yếu dành riêng cho truyền hình và phim ảnh, yếu tố mới lạ này góp phần giảm thiểu chi phí và giúp nghệ thuật dễ tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Motion Graphic ngày nay được ứng dụng nhiều hơn trên hầu hết các lĩnh vực, mở ra cơ hội mới cho ngành Đồ Họa.

Một số sản phẩm của Motion Graphic:

·      Mẫu quảng cáo động

·      Video quảng cáo, hướng dẫn

·      Website, app ứng dụng 

·      Video game 

·      Banner động 

7. Thiết kế không gian 

Thiết kế không gian hay thiết kế nội thất giúp kết nối mọi người với những địa điểm cụ thể, nhằm cải thiện trải nghiệm tổng thể của họ. Ứng dụng thiết kế vào thực tế cuộc sống, làm cho không gian học tập, làm việc, sinh hoạt trở nên đáng nhớ hơn, thú vị, thuận tiện hơn. 

 



Ví dụ về thiết kế không gian: 

·      Bảng chỉ dẫn

·      Tranh treo tường

·      Triển lãm, bảo tàng 

·      Xây dựng thương hiệu văn phòng

·      Điều hướng giao thông công cộng

·      Nội thất cửa hàng

·      Không gian tổ chức sự kiện và hội nghị 

Theo truyền thống, thiết kế không gian thường tạo ra một môi trường tĩnh, nhưng ngày nay việc ứng dụng các màn hình kỹ thuật số vào thiết kế giúp không gian sống thêm tính tương tác cũng là một trải nghiệm hấp dẫn. 

8. Nghệ thuật minh họa- Art Illustration 

Nghệ thuật minh họa thường bị lầm tưởng là thiết kế Đồ họa, tuy nhiên chúng không hoàn toàn giống nhau, đây chỉ là một phần của ngành Đồ họa. 

Nhà thiết kế Đồ họa tạo ra các tác phẩm để tiếp cận khách hàng và giải quyết các vấn đề, nghệ sĩ Đồ họa và họa sĩ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm ấy có thể được sử dụng để trang trí, minh họa hoặc kể một câu chuyện.

Ví dụ về nghệ thuật và minh họa 

·      Thiết kế áo

·      Minh họa tiểu thuyết 

·      Trò chơi điện tử

·      Trang web

·      Truyện tranh

·      Album Nghệ thuật + Bìa sách 

·      Sách tranh ảnh



Nghệ sĩ minh họa sử dụng bất kỳ cách kết hợp nào để tạo ra tác phẩm của họ, khi họ cộng tác với các nhà văn, biên tập viên, người quản lý, nhà tiếp thị và đạo diễn nghệ thuật trên tất cả các lĩnh vực thiết kế Đồ Họa. Để trở thành một nghệ sĩ minh họa bên cạnh việc thành thạo các công cụ thiết kế, kỹ năng digital painting, bạn thường phải có nền tảng về nghệ thuật, hoạt hình hay kiến trúc. 

Design Resources

1.   Bắt Trends Khơi Ý tưởng 

Cập nhật xu hướng hiện đại và tham khảo các thiết kế nổi bật, đã trở thành một phần trong công việc của Designer chuyên nghiệp. 

Tại đây ta có thể chiêm ngưỡng và học hỏi những thiết kế độc đáo đến từ nhiều quốc gia, những nhà thiết kế từ chuyên nghiệp đến không chuyên.

Tổng hợp những xu hướng thiết kế mới từ các nguồn khác nhau.


2. Awwwards 

Bạn muốn xem những giải thưởng đẳng cấp quốc tế, các tác phẩm đoạt giải đến từ khắp nơi với sự đánh giá của các nhà thiết kế chuyên nghiệp, giám đốc sáng tạo, những cá nhân nổi trội trong ngành sáng tạo ý tưởng. 


3. Inside Design 

Kênh tin tức dành cho người yêu thích sự sáng tạo, những bài viết kiến thức, kỹ năng và những chia sẻ hữu ích từ những người làm nghề chuyên nghiệp. Đặc biệt tại đây bạn có thể tham khảo các video hướng dẫn thiết kế Web chuẩn Ux/Ui hoàn toàn miễn phí. 

4. Dribbble 

Một cộng đồng kết nối nhà thiết kế từ chuyên nghiệp đến “chân ướt chân ráo” vào nghề. Nơi bạn có thể tìm thấy tác phẩm của những Designer hàng đầu, cũng như chia sẻ tác phẩm của chính bạn. Khơi dậy ý tưởng từ những thiết kế của bạn bè, lắng nghe những góp ý cũng như chia sẻ về nghề của họ, một cộng đồng thực sự của dân Designer, bớt chơi FB lại năng up sản phẩm lên Dibbble thôi.

5. Behance 

“Gương mặt vàng trong làng Thiết kế”, chắc nhiều bạn đã quá quen với kênh chia sẻ này rồi, thậm chí hầu hết Portfolio của các Designer đều được đăng tải ở đây. Bạn đang tìm kiếm ý tưởng hay muốn cập nhật xu hướng thiết kế mới đây là một địa chỉ đáng để ghé qua. 

6. ArtStation 

Nơi quy tụ của Artist Illustration từ khắp nơi trên thế giới. Từ tranh minh họa, chân dung tả thực, biếm họa hay thiết kế nhân vật game, bối cảnh... bạn đều có thể tìm thấy tại đây. Cũng tương tự như Behance hay Dribbble, bạn có thể tạo một tài khoản và trưng bày các tác phẩm của mình, nhà tuyển dụng từ khắp nơi có thể tìm thấy bạn tại đây. Bên cạnh việc tham khảo các tác phẩm, trang còn có những bài viết tutorial hướng dẫn, các tin tức mới về lĩnh vực Digital Painting. 



 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét