Cẩm nang cho kỹ thuật viên ánh sáng trường quay & Chương 01
Chương 01 Set basics: Your first barbecue Trường quay cơ bản: Món thịt nướng đầu tiên của bạn
Tất cả khía cạnh kỹ thuật của phim, vật liệu phim, camera, ánh sáng, âm thanh, hiệu ứng - liên quan đến vô số chi tiết nhỏ, nhưng nói chung, hình như không thể phức tạp. Như với bất kỳ con tàu nào, muốn trở thành chủ, đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều tình huống khác nhau. Đó là kinh nghiệm của tôi, tuy nhiên, không có phần thiết bị, quy trình, hay kỹ thuật nào thật sự phức tạp, không có cái gì không thể giải thích và hiểu biết trong vòng chưa đầy 10 phút. Làm phim là ứng dụng khéo léo hàng triệu chi tiết tương đối đơn giản. Cuốn sách này giúp vài chi tiết, mô tả quy trình tiết kiệm thời gian và tăng cường an toàn, làm rõ nhiều khía cạnh của ngành nghề khó hiểu và thường bị hiểu lầm, và cung cấp nhiều thông tin về hàng trăm tiện ích mà kỹ thuật viên ánh sáng rất thích.
Bắt đầu với những điều cơ bản, chúng ta bắt đầu bằng tóm tắt về vai trò của đội kỹ thuật ánh sáng trên phim.
MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA ĐỘI KỸ THUẬT ÁNH SÁNG
Bộ phận điện, grip, và camera dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hình ảnh (director of photography - DP). Kỹ thuật trưởng (gaffer) và key grip là phụ tá của DP. Kỹ thuật trưởng là người đứng đầu bộ phận điện, phụ trách đội kỹ thuật ánh sáng. Đội kỹ thuật của gaffer bao gồm một best boy electric (chàng trai điện tốt nhất) và nhiều thợ điện trường quay.
Đạo diễn hình ảnh (Director of photography)
Hỏi: Có bao nhiêu đạo diễn vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Một, không, hai ... không, không có ai.
DP là cánh tay phải của đạo diễn, ông ta là người giúp đạo diễn thực hiện tất cả quyết định khó. Trách nhiệm của DP là tạo ra trên phim những gì đạo diễn đã hình dung cho mỗi scene, gợi lên những thời điểm thích hợp, điểm quay, và không khí bằng ánh sáng, giúp chọn góc quay và di chuyển camera cho có hiệu quả nhất trong việc kể ra câu chuyện và bao gồm các scene. Người đó thiết kế ánh sáng, cân nhắc chủ nghĩa hiện thực với tiềm năng cách điệu hóa hiệu ứng ấn tượng hơn, đúng theo yêu cầu của kịch bản và đạo diễn. Thường người đang
nắm quyền DP sẽ quay diễn viên và chăm sóc đặc biệt để duy trì cá tính hình tượng của họ. DP phải duy trì hướng màn hình thích hợp (trách nhiệm chia sẻ với người giám sát kịch bản - script supervisor) và chiếu sáng liên tục giữa các thiết lập để bộ phim có thể chỉnh sửa liên tục. DP có tiếng nói trong việc thiết kế, màu trang phục, phục trang và lựa chọn điểm quay. DP làm việc chặt chẽ với trợ lý đạo diễn (assistant director - AD) để sắp xếp scene đúng thời điểm trong ngày cho có ánh sáng tốt nhất. DP thường quay (shoot) kiểm tra trước khi bắt đầu lấy hình. Người đó có thể thử nghiệm nhiều hiệu ứng ánh sáng, màu gel khác nhau, vật liệu phim và quy trình thử nghiệm đặc biệt hay kết hợp nhiều bộ lọc màu khác nhau, tìm ra sự kết hợp hiệu ứng hoàn thành nhu cầu đặc biệt cho kịch bản. DP cũng có thể tiến hành nghiên cứu cho riêng mình trước chương trình để bảo đảm tính xác thực của cái nhìn thời gian và truyền cảm hứng những ý tưởng cho điện ảnh.
DP nắm chức vụ có trách nhiệm lớn, sáng tạo và tài chính. Cả producer lẫn đạo diễn phụ thuộc vào DP để đạt hình ảnh xuất sắc trong phạm vi ngân sách và kế hoạch của chương trình. DP luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc thực hiện nhu cầu của kịch bản, đạo diễn, lịch trình, và ngân sách và đáp ứng nguyện vọng riêng mình về hình ảnh. Đội kỹ thuật ánh sáng chiến đấu trận chiến của DP trên tiền tuyến. Khả năng của họ là chiếu sáng trường quay thật nhanh và hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của DP để tạo ra công việc
tuyệt vời và làm điều đó theo lịch trình.
Kỹ thuật trưởng (Gaffer)
Hỏi: Có bao nhiêu gaffer vặn đinh ốc trong bóng đèn? Đáp: Chúng ta có bao nhiêu cái trên xe tải?
Gaffer là kỹ thuật trưởng ánh sáng (chief lighting technician - CLT), đứng đầu bộ phận ánh sáng. Người đó làm việc trực tiếp với DP để thực hiện kế hoạch (plan) ánh sáng và giúp đạt được hình ảnh bề ngoài của bộ phim. DP, gaffer, và trưởng đoàn làm phim (key grip) dự cuộc họp chuẩn bị chương trình và trinh sát địa điểm quay phim. Họ thảo luận về cách tiếp cận của DP cho mỗi scene và xác định chuẩn bị cái gì và thiết bị ánh sáng nào. Gaffers là người giải đáp vấn đề. Họ thường phải thiết kế giàn treo đặc biệt, chế tạo tiện ích, hay thực hiện công nghệ mang phong cách riêng để cung cấp cái gì đó cho DP đang tìm, hay cung cấp thời gian hiệu quả cho chương trình. Nó rơi vào gaffer và trưởng đoàn làm phim để nghiên cứu giải pháp có thể, nguồn nguyên liệu, thiết kế tất cả chi tiết cụ thể, và nếu cần, trình bày kế hoạch cho DP và quản lý chương trình chính, và rồi coi thành quả của kế hoạch.
Trên trường quay, gaffer chịu trách nhiệm về việc triển khai kế hoạch ánh sáng, tổ chức và hoạt động của đội kỹ thuật ánh sáng. DP và gaffer thảo luận về ánh sáng. Thông thường, khi nói về ánh sáng cho diễn viên, DP có thể xác định vị trí của mỗi thiết bị để hoàn thành hiệu ứng
đặc biệt nào đó. Đôi khi DP có thể cho gaffer cứ việc dịch ý tưởng chung thành chi tiết cụ thể. DP có thể thể hiện những mục tiêu về nguồn động lực của ánh sáng cho scene, tâm trạng, và các f-stop lại ở đó để quay. Gaffer kế đó hướng dẫn đội kỹ thuật và vị trí chính xác và điều chỉnh tiêu điểm mỗi đèn để thực hiện hướng dẫn của DP. Thông thường, khi gaffer đã thực hiện ánh sáng xong, DP sẽ "sweeten – dịu dàng" thưởng thức, với vài điều chỉnh.
Gaffer phải có mắt rất sắc bén về ánh sáng và có kiến thức vững về cách xử dụng đèn để tạo ra bất kỳ hiệu quả đúng ý. Khi ánh sáng bắt đầu hoạt động điều hòa, gaffer như đôi mắt thứ hai của DP, luôn xem xét những vấn đề, không đủ ánh sáng, phơi sáng quá lâu, điểm nóng, bóng đổ xấu, v.v. Cùng nhau, DP và gaffer tìm cơ hội làm cho scene nhìn thú vị hơn. Gaffer hạng nhất có hai mắt phê bình sự cân đối của sáng và tối, mô phỏng nét mặt, và việc tách biệt tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh (foreground- middle ground- background). Gaffer, mang theo đồng hồ đo sáng trên thắt lưng, thường đứng bên cạnh DP tại camera để coi và đo ánh sáng chiếu vào chủ đề và tham khảo ý kiến với DP về những vấn đề tỷ lệ lấp sáng và cân đối độ phơi sáng.
Một phần rất quan trọng trong công việc của gaffer là tổ chức và điều hành hoạt động chiếu sáng. Người ấy phải liên tục nắm nhiều nhiệm vụ trong tay, thúc đẩy sự tiến bộ của từng dự án, trông chừng hiệu suất của đội kỹ thuật ánh sáng, suy nghĩ trước để những thợ điện sẽ có nguồn điện và ánh sáng lẹ làng cho những cảnh quay tiếp theo
và ngăn việc chậm trễ.
Gaffer không bao giờ rời khỏi khu vực gần chỗ đang quay. Ông ta phải dựa vào đội kỹ thuật để có người điều chỉnh ánh sáng và lấy thiết bị khi cần. Khi ánh sáng hoàn tất, grip và thợ điện xóa thiết lập, nhưng vẫn còn làm ở gần đó, trong trường hợp bị gọi ngắt điện giữa chuỗi cảnh quay. Vì đội kỹ thuật ánh sáng luôn bị áp lực thời gian, thợ điện phải gần như phải hành động, lắng nghe, và suy nghĩ về phía trước, có thể làm rất nhiều để giúp gaffer và DP giành chiến thắng trong trận chiến hàng ngày chống lại thời gian.
Cậu bé điện tốt nhất (Best boy electric)
Best boy electric là trợ lý trưởng của gaffer. Người đó chịu trách nhiệm về nhân sự và trang thiết bị cho bộ phận điện - một vai trò quan trọng trong việc giúp đội kỹ thuật ánh sáng vận hành trôi chảy. Một trong những nhiệm vụ của best boy electric là trinh sát địa điểm với gaffer, ghi chú việc trinh sát để giúp gaffer lập danh sách thiết bị cần thiết. Best boy giám sát việc load-in (tải thiết bị điện vào xe tải tại nhà cho thuê trước ngày đầu chương trình), tổ chức thiết bị, vật dụng trong xe để dễ truy cập, bảo đảm không bị mất thiết bị tại mỗi điểm quay, theo dõi thiệt hại, thực hiện việc sửa chữa, bảo trì, giám sát load- out sau ngày cuối cùng chương trình. Best boy theo dõi gel màu và việc thay thế, phối hợp đặt hàng thiết bị, trả lại, và đặt hàng đặc biệt với những bộ phận trong chương trình và ngay cả vận chuyển khi cần. Best boy chịu trách
nhiệm về tuyển dụng thêm và sa thải thợ điện khi cần. Best boy giám sát thủ tục giấy tờ, làm phiếu chấm công cho đội kỹ thuật điện. Khi gaffer không thuê người người làm khung treo, best boy cũng có thể lập kế hoạch định tuyến cable nguồn, giám sát việc phân phối điện năng cho đèn.
Quan trọng nhất, best boy là người đại diện cho bộ phận điện, giao tiếp và phối hợp với các bộ phận khác, với nhân viên cứu hỏa (fire marshal), và với người cho thuê nhà và người cung cấp những thiết bị khác. Best boy là người duy trì quan hệ tốt với mỗi bộ phận để có thể nhận được sự hợp tác khi cần. Thí dụ, khi best boy cần phải đặt đèn trên mái nhà, nhóm nghiên cứu địa điểm phải liên lạc để bảo đảm nhu cầu cho điểm đó. Khi best boy cần thêm vài thiết bị phải cung cấp nhanh, sự quan hệ của người đó với bộ phận vận chuyển và liên lạc tại nhà thuê vào cuộc. Ngoại giao của best boy là then chốt.
Thợ điện (Electrician)
Hỏi: Có bao nhiêu thợ điện vặn đinh ốc trong bóng đèn? Đáp: Nó không phải là bóng đèn, nó là quả cầu.
Thợ điện được trìu mến gọi là máy ép trái cây (juicer) hay đánh lửa (spark) và mang tên chính thức là kỹ thuật viên ánh sáng trường quay (set lighting technician) hay người vận hành đèn (lamp operator). Trách nhiệm chính của thợ điện là lắp đặt và tập trung (focus) đèn theo ý muốn của gaffer. Tại mỗi điểm quay, thợ điện dỡ xuống và load-in
thiết bị ánh sáng từ xe tải, chạy hệ thống cable, và chạy line phân phối năng lượng điện cho từng đèn. Trên trường quay, thợ điện chịu trách nhiệm việc lắp đặt và tập trung (ngắm hướng-aiming) đèn; điều khiển cường độ, hướng, màu và chất lượng của đèn, đi dây điện cho đèn thật tế (thí dụ như đèn bàn và chân treo tường), switch, và dự đoán nhu cầu của gaffer có thiết bị đó trong tầm tay khi cần. Thợ điện thường chịu trách nhiệm về việc bảo trì đèn và xử dụng an toàn, tuy nhiên, bộ phận grip cũng đóng vai trò, chẳng hạn như treo ống tube hay giàn khung cho đèn, chân đèn có dây giằng (strap), hay chỉnh nó xuống bằng grip-chain.
Có Zen (?) đến công việc của người vận hành ánh sáng. Người vận hành ánh sáng có kinh nghiệm xử lý thiết bị với tốc độ và di chuyển khéo léo đi kèm với kinh nghiệm. Trao đổi qua lại vài từ, ra dấu, hay bằng trí thông minh, thợ điện nắm bắt ý định của gaffer và điều khiển ánh sáng để tạo ra hiệu quả đúng ý. Người đó tập trung vào hai điều: hoạt động của đội kỹ thuật ánh sáng và hành vi của ánh sáng. Người vận hành ánh sáng thường xuyên quan tâm đến DP, gaffer và đồng nghiệp, những người có thể cần giúp. Đồng thời, thợ điện phải nhận thức việc đèn rơi xuống, nổ, rò rỉ, nứt kính và rơi chung quanh trường quay.
Đội kỹ thuật ánh sáng trường quay có thể được yêu cầu cấp nguồn điện cho đội kỹ thuật khác như: camera, âm thanh, xe đẩy (dolly), và nhóm video. Thợ điện thường giao trách nhiệm cung cấp nguồn cho xe tại căn cứ (camp) cho bộ phận vận chuyển. Mặc dù cung cấp năng
lượng cho căn cứ về mặt kỹ thuật thuộc thẩm quyền nghiệp đoàn kỹ thuật viên ánh sáng (người được đào tạo để xử lý việc phân phối điện), hầu hết mọi lúc, gaffer cần không dư nhân sự cho bất cứ cái gì không liên quan đến trường quay. Thợ điện phim hiếm khi được cấp giấy phép journeymen hay thợ điện trưởng (master electrician). Họ không đủ điều kiện đi dây điện nhà hay làm việc trên đường dây điện. Công việc của họ là ánh sáng cho phim.
Đội kỹ thuật treo (rigging)
Đội kỹ thuật rigging là một phần quan trọng của hầu hết dự án bất kỳ, có thể là điểm đặc trưng, phim truyền hình nhiều tập, hay thậm chí là truyền hình thương mại. Đội kỹ thuật rigging làm việc trước thiết bị chính, lắp đặt cable truyền hình và phân phối, treo đèn, và chăm sóc bất kỳ công việc nào sẽ tốn nhiều thời gian thực hiện thiết bị chính vào ngày quay phim. Điều này có thể liên quan đến nhiều tuần làm việc để treo bộ dàn dựng lớn, hay nửa ngày đi dây cable đúng vị trí. Đội kỹ thuật rigging bao gồm một gaffer rigging, best boy rigging, và thợ điện rigging. Đội kỹ thuật rigging là vô giá cho chương trình, đặc biệt là DP và gaffer. Suy nghĩ, hoạch định, và cẩn thận, làm việc không vội vã, kiểm tra, xử lý sự cố và chuẩn bị cho đội kỹ thuật thu hình thuận buồm xuôi gió. Rigging trường quay thích đáng có nghĩa ánh sáng sẽ tốt hơn, thợ điện bắt đầu có thể làm việc hiệu quả cao hơn, và đạo diễn sẽ có thêm thời gian thu hình trong ngày. Đội kỹ thuật rigging thường cũng kết thúc dàn dựng sau khi đội kỹ thuật thiết bị đầu tiên đã hoàn thành nó. Đội kỹ
thuật rigging điện hoạt động song song với đội kỹ thuật rigging grip.
Chàng trai thiết bị đèn (fixture guy)
Trên chương trình có nhiều thiết bị đèn và ổ nối điện (outlet) phải nối dây, thật quý giá khi có chàng trai thiết bị - fixtures guy (hay gal - cô gái). Fixtures guy chịu trách nhiệm cho bất kỳ hệ thống dây điện đèn nào (thường là chân đèn tường và đèn chùm) và outlet trong trường quay. Fixtures guy cũng có thể được xử dụng để treo và đi dây thiết bị đặc biệt cho gaffer (chẳng hạn như đèn trên tàu vũ trụ hiện đại). Fixtures guy giỏi biết rất nhiều cách đối phó thực hành và tạo ra hiệu ứng ánh sáng cho chương trình. Một fixtures guy tôi biết có giá sách đầy đủ catalog bóng đèn và thiết bị ánh sáng, là nguồn tài nguyên tuyệt vời cho gaffer khi cần nghiên cứu nhỏ về vấn đề cụ thể nào đó.
Người vận hành máy phát điện (Generator operator)
Người vận hành máy phát điện phụ trách việc hoạt động liên tục và bảo trì máy phát điện. Người vận hành máy phát điện có kinh nghiệm, kiến thức rất có giá trị cho bộ phận ánh sáng trường quay. Công việc này đã thành truyền thống, được thực hiện bởi thành viên của Local 40 (International Brotherhood of Electrical Workers, IBEW), là thợ điện được đào tạo. Tuy nhiên, hầu hết người vận hành máy phát (genny) hiện nay là Teamsters có 40 thẻ đặc biệt. Tài xế xe van cho chương trình thường vận hành máy phát điện trên máy kéo. Muốn có 40 thẻ để vận hành máy phát điện, tất cả teamster phải trả tiền lệ phí cho IBEW. Không được đào tạo, kiểm tra, hay học nghề. Kết quả, bạn sẽ thấy người vận hành máy phát điện này người không có kiến thức hay được đào tạo về máy phát điện đặc biệt. Những cá nhân này hoàn toàn không hữu dụng khi máy phát điện bắt đầu nấc cục. Đặc biệt khi bạn đang ở địa điểm xa, nơi không thể thay thế máy phát điện nhanh và gặp vấn đề với khí hậu, nhiên liệu, và những điều kiện khác ảnh hưởng đến máy phát điện, đặc biệt có giá trị cho gaffer và DP khi nhấn mạnh vào việc xử dụng người vận hành máy phát điện đủ điều kiện.
Bộ phận grip
Hỏi: Có bao nhiêu grip vặn đinh ốc trong bóng đèn? Đáp: Grip không thay bóng đèn. Đó là bên điện.
Thiết bị ánh sáng không dùng điện được xử lý bởi anh chị em chúng tôi trong bộ phận grip. Grip được trìu mến gọi là cái búa (hammer). Vải sợi, khung khuếch tán, cờ, bảng phản chiếu, treo, xe đẩy (dolly) và đường rầy dolly, cần trục, cần cẩu là tất cả trong lĩnh vực của gripology. Đèn ánh sáng, dimmer, và nói chung mọi cái có jack cắm là lĩnh vực của juicer. Bạn có thể nói, thợ điện làm ra ánh sáng và grip làm ra bóng tối. Mỗi lần thợ điện lắp một cái đèn, có ngay grip bên cạnh người đó với một gói grip, trong đó bao gồm chân chữ C (C-stand), cờ, lưới, hay khung phát tán có thể cần đặt trước đèn. Thợ điện tốt nghiệp từ thế giới không nghiệp đoàn (nonunion) có trách nhiệm đặt bao cát trên chân đèn, cung cấp thang, và cân bằng chân đèn lớn khi nó đặt trên mặt đất bị nghiêng. Trên nghiệp đoàn việc làm ở Los Angeles, thợ điện nói chung xử lý thang, bao cát, và khung treo riêng của họ, chẳng hạn như kẹp ống tube. Grip xử lý gel màu và khuếch tán khi xử dụng trên khung hay áp dụng cho cửa sổ. Thợ điện dùng gel và khuếch tán khi nó gắn trực tiếp trên đèn.
Grip chịu trách nhiệm về sự an toàn của giàn khung, và họ thường được gọi hỗ trợ treo thiết bị ánh sáng và phông nền. Giàn khung, đường ray chữ I, motor xích, lưới đường rầy, rải tường, và giàn khung tương tự được xây dựng bởi grip. Khi treo đèn trên lưới điện trên cao hay treo vào tường trường quay, grip nói chung hỗ trợ treo khung. Thợ điện kế đó móc kẹp vào đèn, cắm điện, và focus. Khi đèn đặt trên sàn cao, trên đầu song song, trong giỏ thang nâng trên cao (Condor, Snorkelift, v.v), hay trên bục thang cao, grip sẽ treo và bảo vệ đèn và chân đèn. Khi cần quay scene nội thất đêm vào ban ngày tại vị trí thật tế, grip xây dựng lều lớn màu đen chung quanh cửa sổ để tạo ra bóng tối bên ngoài, trong khi cung cấp không gian cho đèn ánh sáng bên ngoài. Trong quy trình sản xuất phim, grip chịu trách nhiệm tháo dỡ và cài đặt lại thiết lập tường khi cần trong quy trình quay phim.
Người đứng đầu bộ phận grip là key grip. Key grip giám sát việc grip cùng cách gaffer giám sát thợ điện. Người
đó làm việc cho DP song song với gaffer, giám sát việc grip khi bố trí thiết bị grip phía trước mỗi đèn.
Trợ lý key grip chính là best boy grip. Best boy grip phối hợp đội kỹ thuật grip cùng cách best boy electric làm với đội kỹ thuật điện.
Dolly grip phụ trách vận hành bục di chuyển camera, chẳng hạn như dolly và cần cẩu: lắp đặt và cân bằng đường rầy cho dolly, di chuyển camera lên xuống nhẹ nhàng, đến và đi từ điểm chính xác với thời gian chính xác. Grip cũng hỗ trợ treo camera khi nó đặt ở những nơi bất thường, chẳng hạn như trên thang nâng hay trên mui xe.
ĐOÀN LÀM PHIM (COMPANY)
Hỏi: Có bao nhiêu executive producer vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Executive producer không vặn đinh ốc trong bóng đèn? Họ vặn trong bồn tắm nước nóng.
Đoàn làm phim bao gồm nghệ sĩ tự do, kỹ thuật viên, quản trị viên là những người được tập hợp bởi đoàn phim khi chương trình đã sẵn sàng gắn kết. Producer và đạo diễn chọn người đứng đầu bộ phận: DP, thiết kế chương
trình, mixer âm thanh, biên tập viên, v.v. Từng trưởng bộ phận thường mang theo nhân viên của mình cho chương trình. DP đề nghị gaffer, key grip, vận hành camera, phụ tá camera và ai mà người đó thích làm việc. Gaffer, lần lượt, đề nghị thợ điện họ biết rõ và tin tưởng.
Mỗi chương trình mang lại gương mặt mới, địa điểm mới, và hoàn cảnh mới, nhưng bạn có thể truy cập vào những hằng số nhất định trong sự quan hệ giữa thợ điện và các bộ phận khác.
Nhân viên chương trình (Production staff)
Hỏi: Có bao nhiêu production manager vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Không có ai! Nếu bạn chỉ muốn làm một ngày quay ngoài trời, chúng tôi sẽ không tiếp tục điều chỉnh lòng vòng tất cả bóng đèn!
Chính thức, đội kỹ thuật được thuê bởi producer. Mặc dù gaffer thường chọn thợ điện cho đội kỹ thuật, một khi thợ điện có việc làm, thì unit production manager (UPM) với ai đó mà ông ta ký thỏa thuận về đội kỹ thuật. UPM uỷ quyền tiền lương xử lý bởi bộ phận kế toán và phát hành qua công ty biên chế.
Nhiệm vụ của UPM bao gồm việc thiết lập và kiểm soát ngân sách, giao dịch với địa điểm và dịch vụ, xếp đặt đội kỹ thuật, giám sát các quyết định hàng ngày, chẳng hạn như cho phép làm thêm giờ, thay đổi lịch trình do thời
tiết,và quản lý tất cả dịch vụ hậu cần, bao gồm nhà ở,ăn uống, vận chuyển, giấy phép, an ninh và bảo hiểm. Vì UPM chịu trách nhiệm về thực hiện ngân sách, người ấy phải chấp nhận tất cả đơn đặt hàng thiết bị và nhu cầu nhân sự.
Vài chương trình có người giám sát chương trình (production supervisor) cũng như (hay trong vài trường hợp thay vì) người quản lý chương trình (production manager). Sự phân biệt giữa production manager và production supervisor là UPM đã phục vụ nhiều năm như AD và đã gia nhập Directorʼs Guild of America (DGA), trong khi production supervisor thì không. Thông thường, giám sát viên đã từng làm công việc như điều phối viên chương trình (production coordinator) làm việc trong văn phòng, không phải trên trường quay.
Production coordinator hỗ trợ production manager. Nhiệm vụ của người ấy bao gồm xếp đặt đội kỹ thuật, đặt và trả thiết bị, đặt hàng dự phòng và vật dụng, theo dõi tiền mặt, phân phối thông tin chương trình đến bộ phận khác, phối hợp, phân phối lịch quay phim và chỉnh sửa kịch bản. Production manager, production coordinator, và nhân viên của họ làm việc trong văn phòng, cùng với bộ phận kế toán.
Nhóm của đạo diễn (directorʼs team)
"Nhóm của đạo diễn" bao gồm AD, trợ lý chương trình (production assistant- PA), và giám sát kịch bản (script
supervisor).
Trợ lý đạo diễn (Assistant director)
Trong quy trình chuẩn bị chương trình, trợ lý đạo diễn thứ nhất (1st AD) chuẩn bị phân đoạn kịch bản, kế hoạch chương trình và điều phối hành động của tất cả bộ phận và diễn viên. Người đó lập kế hoạch lịch trình mỗi ngày, và cung cấp chính thức tờ cuộc gọi mỗi ngày (thường chuẩn bị bởi AD 2). Trong quy trình chương trình, AD 1 chạy trường quay. Người đó có trách nhiệm cho chương trình di chuyển và đúng tiến độ trên cơ sở hàng giờ. AD 1 cho mọi người thông báo về cảnh quay, liên tục lên kế hoạch trước, tạo điều kiện, phối hợp, và thúc đẩy hành động của đội kỹ thuật để giải quyết vấn đề trước khi nó xảy ra. AD 1 phải được thông tin về bất kỳ sự chậm trễ nào hay vấn đề tiềm năng. Mỗi công ty cần chỉ định một nhân viên an toàn. Trên rất nhiều studio, nhân viên an toàn được cung cấp bởi studio, cho những chương trình độc lập, AD 1 là nhân viên an toàn mặc định. Một phần công việc của AD 1 là gọi điện thoại và chạy những cuộc họp an toàn. Tài liệu tóm tắt an toàn, cho tất cả các đội kỹ thuật có liên quan đến việc lắp ráp, được đưa ra để cảnh báo cho đội kỹ thuật những vấn đề an toàn cụ thể của cảnh quay, điểm quay, hay ngày nói chung.
AD1đượchỗtrợbởiAD2,ngườinàyđượchỗtrợbởiAD của AD 2 (?) và một đội hình AD. Những nhân viên AD sẽ chăm sóc cho diễn viên: phối hợp lịch trình của họ, và chỉ dẫn cho họ qua trang điểm, làm tóc, trang phục, đến và đi
từ trường quay. Nhân viên AD cũng chỉ đạo hành động của người làm hậu cảnh (chức năng bổ sung), và giám sát kiểm soát đám đông.
Những AD và PA có thể được gọi giúp phối hợp giữa các phòng ban. Thí dụ, nếu một thợ điện có một số đồ nội thất cần đặt đèn chiếu sáng rồi tủ quần áo biệt tăm biệt tích, AD 1 sẽ tìm ra trong thời gian ngắn. Trước khi quay, AD gọi: "last look", đó là cảnh báo trang điểm, làm tóc và nhân viên phục trang làm giống như bước cuối cùng. AD 1 khởi xướng mỗi cảnh quay (take) bằng cách gọi " Picture is up " cảnh báo mọi người phải hoàn thành bất cứ cái gì họ đang làm và sẵn sàng cho việc thực hiện cảnh quay. Tiếp theo là "Roll sound". Những hướng dẫn này được phát sóng trên bộ đàm (walkie) cho tất cả AD và PA, người đó sẽ lập lại "Rolling" cho trường quay, cho mọi người biết là lệnh đứng tại chỗ cho cảnh quay, và im lặng. Sau cảnh quay, từ "Cut" được phát sóng bởi AD 1, và lần nữa, nhân viên AD lập lại cho đội kỹ thuật.
AD còn thực hiện những thông báo khác, chẳng hạn như:
"Going again". Một cảnh quay thứ hai sẽ được lập lại ngay lập tức.
"Hold the roll". Đã có chậm trễ một chút. Tín hiệu này cho mixer âm thanh dừng thu âm trong khi khắc phục vấn đề.
"Check the gate". Sau khi đã hoàn thành việc thu hình và đạo diễn đã sẵn sàng di chuyển, nắp đậy camera phải được kiểm tra trước khi công bố cảnh phim (shot) tiếp
theo. Nếu có " sợi tóc" tại kính camera, shot có thể phải thực hiện lại. "Check the gate" thông thường được theo sau bằng: "Moving on", "New deal", "Turning around", "Company move" hay "Thatʼs lunch, one half-hour".
" Abby Singer is up". Abby Singer là shot áp chót trong ngày. Nó mang tên (cựu) AD Abby Singer, người chuyên nói: "just one more shot – chỉ 1 shot nữa thôi" sau shot cuối cùng trong ngày. "Martini is up". Martini là shot cuối cùng trong ngày. (Shot tiếp theo sẽ được ra ngoài làm một ly). "Thatʼs a wrap". Thông báo này đưa ra khi shot cuối cùng trong ngày đã hoàn tất. Nếu việc quay phim đã hoàn tất tại điểm quay này, thợ điện bắt đầu đóng gói: lấy đèn xuống, cuộn dây cable, và chất lên xe tải. Khi việc quay phim sẽ tiếp tục trong cùng điểm này vào ngày hôm sau, có khá nhiều cái có thể giữ nguyên, AD có thể nói: "Giữ cẩn thận - Make it safe" hay "Đi đi - Walk away".
"MOS". Cụm từ này có nghĩa là âm thanh sẽ không thu lại cho shot. Thuật ngữ này xuất phát từ những ngày đầu âm thanh. Nó viết tắt của cụm từ "trừ sọc quang học - minus optical stripe".
"Fire in the hole!". Cụm từ này được công bố trước shot bất kỳ sẽ có tiếng súng nổ. Hãy chuẩn bị làm tiếng động lớn để tất cả thực hiện theo.
Giám sát kịch bản (Script supervisor)
Người giám sát kịch bản ghi chép cẩn thận trên kịch bản, và giữ nhật ký hoạt động của từng scene và đánh số cảnh quay (take), loại ống kính xử dụng, quy mô của shot, di chuyển, hướng tầm mắt, take đẹp, take bị hư (và lý do hư). Những ghi chép này xử dụng để nhớ lại vấn đề về tính liên tục, và ghi chép cho biên tập viên bao quát những cái đã thực hiện, và take nào đạo diễn nghĩ là tốt nhất. Nói cách khác, giám sát kịch bản là người tán thành biên tập viên, tham khảo ý kiến với đạo diễn về vấn đề định hướng khung hình và độ bao quát. Những vấn đề về tính liên tục thường có những chi tiết nhỏ phải cẩn thận lưu ý như diễn viên đang cầm chai bia, vào thời điểm ông ta đang cầm điếu thuốc, cho dù tay áo sơ mi đang cuộn lên. . . tất cả những điều mà mọi người đều thấy nhưng không ai thông báo. Vì lý do này, điều quan trọng đối với người ấy là có thể nhìn thấy mọi hành động trên tất cả cảnh quay, nếu bạn cản đường, bạn có nguy cơ bị đâm bằng bút chì sắc nét của người đó. Gaffer đôi khi có best boy ghi chép chi tiết về vị trí ánh sáng, đặc biệt là nếu scene có thể nhân rộng ở thời điểm khác. Giám sát kịch bản có thể cho best boy số scene áp dụng cho các ghi chú này. Trợ lý camera và người thu âm cũng nhận được thông tin này từ giám sát kịch bản.
Bộ phận camera
Hỏi: Có bao nhiêu AC vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Năm. Một để vặn nó và bốn để cho bạn biết cách họ đã làm nó trên chương trình cuối cùng ra sao.
Bộ phận camera được tạo thành từ DP, vận hành camera,
trợ lý camera 1, trợ lý camera 2, và loader. Khi quay độ phân giải cao (HD), đội kỹ thuật camera có thể bao gồm kỹ thuật viên hình ảnh kỹ thuật số (gọi là DIT - digital image technician) và một người coi phụ kiện camera thay cho loader. Người vận hành (cameraman) thiết lập shot và hoạt động của camera. Người vận hành có trách nhiệm trách nhiệm đem đèn, thiết bị grip, và micro ra khỏi shot. Nếu bạn đang thiết lập ánh sáng gần đường viền khung hình, cameraman có thể cho bạn biết an toàn hay không. Lý tưởng rất tốt khi cameraman thiết lập shot trước khi đội kỹ thuật ánh sáng bắt đầu chiếu sáng, là chi tiết quan trọng, chẳng hạn như vị trí diễn viên chính xác, và phần hậu cảnh nào có thể lên hình, có thể thay đổi trong quy trình này. Mặc dù điều này có thể làm đội kỹ thuật ánh sáng ngưng công việc bên trong trường quay vài phút, cuối cùng nó tiết kiệm phải chiếu đèn hai lần.
Trợ lý camera thứ nhất (AC 1) chịu trách nhiệm về camera, bao gồm xây dựng, cấu hình cho mỗi shot, thay ống kính, nạp phim, chạy thử nghiệm và thực hiện bảo trì thường xuyên khi cần. Trong cảnh quay, AC 1 giữ camera đúng hướng và có thể thực hiện vô số tác vụ khác, zoom, đổi khẩu độ, đổi tốc độ màn trập (shutter) hay góc độ. AC 1 không bao giờ rời bên cạnh camera.
Thỉnh thoảng, AC 1 gọi đội kỹ thuật ánh sáng giúp khỏi bị lóe sáng, ánh sáng va vào ống kính có thể phát vào hình ảnh. Thường thì grip có thể lấy cờ hay treo "teaser" để giữ ánh sáng không chiếu vào ống kính.
AC2vàloaderhỗtrợAC1đổiốngkínhvàđổiổphim (magazine), đánh dấu vị trí diễn viên, dự kiến mỗi shot, và giữ báo cáo về camera và kho phim. Hầu như tất cả thiết bị camera đều chạy bằng pin, nhưng AC 2 cần nguồn để chạy monitor video. Khi đạo diễn xử dụng monitor video, sẽ có thói quen cung cấp điện cho monitor ngay sau khi đặt camera. Tương tự, luôn cung cấp dây nguồn cho dolly .
Bộ phận âm thanh
Mixer âm thanh giám sát việc thu âm và theo dõi mức độ âm thanh, nói chung là chịu trách nhiệm về chất lượng việc thu âm. Mixer âm thanh là một trong những người may mắn trên trường quay, thực hiện công việc của mình từ vị trí ngồi. Nếu bạn muốn biết kết quả thể thao, họ hầu như luôn luôn có tờ báo ở khu âm thanh.
Người vận hành chân boom là người thật sự định vị micro trong phạm vi diễn viên, bằng cách giữ nó trên trên đầu của họ, nối dây micro đến máy phát, hay giấu micro ẩn trong trường quay. Khi phải đi dây cable điện vượt qua cable micro, thợ điện nên chạy nó dưới cable micro để nó không hạn chế chuyển động của chân boom.
Người vận hành chân boom phải nắm chắc microphone và chân boom không có bóng đổ lên diễn viên và tường. Người vận hành chân boom rất giỏi phân tích ánh sáng và xử dụng tài khéo léo tuyệt vời để tránh bóng đổ. Đội kỹ thuật ánh sáng sẽ giúp người vận hành chân boom bằng cách thiết lập toppers trên đèn khi cần để loại bỏ bóng micro. Vài hướng chiếu đèn vốn có vấn đề cho người vận hành chân boom. Thí dụ, ánh sáng phía trước mạnh từ hướng camera, có khuynh hướng đưa bóng đổ vào diễn viên, phông cảnh, hay tường phải thẳng đường hợp với diễn viên đang quay. Nâng đèn cao hơn để chiếu nghiêng xuống và rồi cắt đầu ánh sáng có thể loại bỏ vấn đề. Dốc, chiếu sáng từ trên xuống là góc khó cho chân boom, vì nó có khuynh hướng đưa bóng micro trên quần áo diễn viên hay mặt bàn. Đôi khi, có ánh sáng như vậy nên không thể xử dụng microphone, và bộ phận âm thanh phải tìm cách xử dụng phương pháp khác như micro wire-less.
Bộ phận âm thanh hết sức quan tâm đến việc bố trí máy phát điện thật tốt. Ngay cả có vách ngăn để làm giảm bớt, tiếng ồn động cơ có thể là phiền toái. Ballast và dimmer thường có tiếng hum và có thể trở thành lo ngại cho âm thanh. Đặt nó càng xa micro càng tốt, trong phòng khác hay ngoài trời. Rõ ràng, điện thoại di động phải tắt trong quy trình diễn tập và quay phim.
Mờ, tín hiệu ánh sáng, hiệu ứng ánh sáng và tạo ra "tiếng ồn - noise" điện khi cung cấp điện. Khu âm thanh nên hỗ trợ nguồn điện riêng. Tất cả các thành viên đội kỹ thuật phải kiểm tra bằng thợ điện trước khi cắm thiết bị điện của mình; sự nhầm lẫn cắm monitor mắc tiền vào channel dimmer, thí dụ, là thử nghiệm bạn không hề muốn.
Địa điểm
Hỏi: Có bao nhiêu nhân viên cứu hỏa vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Một, nhưng tối thiểu tám giờ.
Kịch bản có thể ở trên đường thành phố, cửa hàng bách hóa, bệnh viện, nhà thờ, nhà máy, nhà riêng, nhà tù, nhà ga sân bay, tòa nhà văn phòng, sảnh khách sạn. Nhiều trường quay có thể dễ hơn (và rẻ), quay tại chỗ hiện có hơn là tái tạo trên phim trường. Dù vậy, bộ phận tìm địa điểm, an toàn hơn, nên phối hợp với địa điểm của phim.
Khi vào địa điểm, bất kỳ câu hỏi hay vấn đề liên quan đến việc xây dựng hay nền đất (như treo đèn vào cấu trúc, truy cập vào phòng bị khóa hay bảng điện CB) được xử lý bởi đại diện xây dựng hay kỹ sư xây dựng qua người quản lý địa điểm hay trợ lý của họ. Người quản lý địa điểm đôi khi phải tranh cãi trong tình huống khó với công chúng hay nhân viên của địa điểm. Tốt nhất nên hoãn bất kỳ câu hỏi từ những người này, trực tiếp đến quản lý địa điểm hay AD. Người quản lý địa điểm được phép đặt đèn ở những nơi không chính thống. Bất kỳ loại khung giàn nào có thể làm tổn hại đến địa điểm, phải cảnh báo cho chủ sở hữu chấp thuận trước, qua người quản lý địa điểm. Bạn phải cẩn thận không làm hư hỏng địa điểm. Những chỗ dễ hư là sàn, tường, khung cửa và vườn cây. Khi nhà có sàn gỗ cứng, thí dụ, grip và thợ điện có thể đưa lời khuyên bọc cao su trên đầu những thanh gấp của chân và trải thảm nhựa trên sàn để bảo vệ nó. Vài địa điểm áp đặt hạn chế việc xử dụng tài sản của họ. Làm phim lịch sử, bạn cũng có thể thấy chính mình bắn vào tòa nhà lịch sử có những chi tiết kiến trúc không thể thay thế. Thường, nhiệm vụ quản lý địa điểm không thể thực thi bất cứ quy tắc nào đã lập lại tại địa điểm (và hợp đồng đồng ý bởi producer) - quy tắc có thể xung đột với nhu cầu của bộ phận ánh sáng. Trong những tình huống này, hãy nhớ, đó là mong ước của đạo diễn là quay địa điểm đó, và nhiệm vụ của bạn là cho nó hoạt động. Sẽ thường bao gồm thêm thời gian và rắc rối, nhưng điều quan trọng hơn là coi địa điểm như đồng minh và giúp duy trì quan hệ tốt với tất cả địa điểm công ty xử dụng. Xét trong bối cảnh chung, tốt hơn cho toàn bộ ngành công nghiệp của chúng ta nếu quan điểm công chúng về sản xuất phim là kinh nghiệm tích cực.
Vận chuyển
Hỏi: Có bao nhiêu tài xế xe tải (teamster) vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Bốn. Bạn có vấn đề với điều đó hả?
Tài xế chịu trách nhiệm về vận hành và duy trì tất cả các phương tiện cho chương trình. Ngoài những "xe van cho chương trình" (thường là xe tải 40-feet chở tất cả các thiết bị ánh sáng), bộ phận vận chuyển cung cấp xe chở khách đưa đón diễn viên và đội kỹ thuật, xe tải giường cọc (stake-bed) có thang nâng thủy lực để cung cấp thiết bị, và bất cứ loại xe nàu khác được yêu cầu. Stake-bed đặc biệt hữu ích về địa điểm khi thiết bị cần phải vận
chuyển đến nhiều chỗ trong ngày hay phải phân tán trên khu vực rộng. Tài xế cũng có thể được phái đi để chuyên chở, và trả lại hay nhận thiết bị từ người cung cấp. Là ý tưởng tốt khi best boy cung cấp cho điều phối viên vận chuyển càng nhiều cảnh báo trước càng tốt, khi có nhu cầu phát sinh.
Bộ phận nghệ thuật (art)
Hỏi: Có bao nhiêu đạo diễn vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Liệu nó có phải là bóng đèn không? Tôi đã có cây nến thật tốt, chúng tôi có thể xử dụng.
Bộ phận xây dựng tạo ra trường quay, bộ phận trang trí trường quay (onset dresser) trang trí trường quay bằng những vật dụng không được xử lý bởi diễn viên, bộ phận đạo cụ (props department) chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì được xử lý bởi diễn viên. Đèn tường, lồng đèn "dầu - oil", và tương tự được cung cấp và bố trí bởi bộ phận trang trí trường quay. Hệ thống dây điện cho nó được chăm sóc bởi thợ điện. Trong quy trình, bộ phận trang trí và những người giúp việc chịu trách nhiệm chăm sóc đồ nội thất và tất cả yếu tố về trang trí. Nếu loại đồ đạc nào đó cần di chuyển, hay lấy khung ảnh khỏi tường, hãy yêu cầu bộ phận trang trí làm điều đó. Nếu bạn tự mình làm điều đó, nó sẽ bị đổ bể, đó là quy tắc bất biến của Quy tắc trang trí trường quay (Law of Set Dressing). Bất cứ ai nghĩ rằng onset dresser không khác gì vận chuyển đồ nội thất là thiếu cái gì đó. Onset dresser có
những lực lượng vô hình giữ những vật thể với nhau, cho đến khi thợ điện chạm vào nó, thì chỉ trong thời gian ngắn, những vật thể đã tiêu tan thành từng mảnh nhỏ.
Tóc, trang điểm, tủ quần áo, đóng thế (stunt), hiệu ứng đặc biệt, sơ cứu, dịch vụ té ngã, và phục vụ là những bộ phận còn lại trên trường quay mà thợ điện cần phải tham khảo ý kiến từng thời điểm. Họ đều là những bộ phận thiết yếu của chương trình và nó trả tiền để có hoà thuận tốt giữa tất cả bộ phận.
Công chúng
Thêm một nhóm bạn sẽ tiếp xúc, nhất là khi làm việc trên điểm quay, là công chúng. Mọi người trong đoàn làm phim biết tầm quan trọng khi ở trường quay và duy trì quan hệ tốt với công chúng. Không ai biết điều này hơn người quản lý địa điểm. Trên điểm quay, thường, đoàn làm phim là khách mời trong nhà người khác. Chúng tôi liên tục giữ lưu lượng và yêu cầu mọi người im lặng trong thời gian làm cảnh quay. Do sự hiện diện của chúng ta, chúng ta thường đặt ra người nào đó. Mặc dù điểm quay thường trả tiền hậu hĩ cho mỗi rắc rối, cho mỗi bông hoa bị chà đạp trong vườn, mỗi từ nguyền rủa không suy nghĩ thốt ra trong tầm nghe của tai nhạy cảm, và tất cả phần thiết bị lại theo cách của ai đó làm cho công chúng ít có khuynh hướng hợp tác nên chúng ta hãy làm việc của mình. Một người hàng xóm bực tức có thể đối đầu với người đầu tiên họ thấy, đôi khi khá thô bạo. Nó là công việc của người quản lý địa điểm và quản lý chương trình để giải quyết khiếu nại. là kỹ thuật viên ánh sáng, vai trò của chúng ta trong tất cả điều này rất nhỏ nhưng quan trọng. Hãy đối xử với bất cứ bình luận hay câu hỏi nào từ công chúng bằng sự lịch sự và chuyên nghiệp. Giúp quản lý địa điểm dừng sự rắc rối trước khi nó bắt đầu, bằng cách chỉ ra bất kỳ khiếu nại, hay vấn đề của người đó theo cách của mình. Được sự chấp thuận trước khi đặt đèn ở đâu đó nếu biết nó sẽ làm phiền người dân; theo cách đó, người quản lý địa điểm có cơ hội tranh cãi bằng ngoại giao. Khi điểm quay hay chương trình ra quy định hay yêu cầu cụ thể liên quan đến làm việc ở điểm quay, phải biết họ làm như vậy vì vấn đề này rất nhạy cảm. Nếu họ nói bạn làm việc lặng lẽ, họ nói vậy vì đã bị khiếu nại về tiếng ồn. Nhiều cộng đồng có pháp lệnh cần yên tĩnh sau 10©00, không chạy xe tải và làm việc trước 07©00 Tại các thành phố như Los Angeles, New York, và gần đây là Toronto và Vancouver, phần lớn dân số đã có kinh nghiệm xấu với chương trình phim, làm cho chương trình rất khó làm việc trên điểm quay. Cũng có những người biết họ có thể moi tiền từ người quản lý chương trình tuyệt vọng, họ sẽ gây tiếng ồn và sẽ cản trở cho đến khi họ được trả tiền. Càng nhiều càng tốt, đây là những hành vi chúng ta muốn thay đổi.
Được rồi, hãy để tôi hoàn thành danh sách:
Hỏi: Có bao nhiêu người đóng thế (Stunt man) vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Năm. Một để vặn vào và bốn nói anh ta cách làm
việc chết tiệt đó.
Hỏi: Có bao nhiêu người điều hành studio vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Không ai biết. Bóng đèn dài hơn người điều hành studio
Hỏi: Có bao nhiêu diễn viên vặn đinh ốc trong bóng đèn? Đáp: 100. Một để vặn vào và 99 nói họ có thể làm tốt hơn.
Hỏi: Có bao nhiêu người viết kịch bản vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Bóng đèn đang Ở TRONG và nó vẫn còn Ở TRONG!
Hỏi: Có bao nhiêu biên tập viên vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Nếu chúng ta thay bóng đèn, chúng tôi sẽ phải thay tất cả mọi cái.
Hỏi: Có bao nhiêu grip vặn đinh ốc trong bóng đèn?
Đáp: Hai. Một để giữ nó và người khác đóng búa vào nó
KHỐNG CHẾ, CHIẾU SÁNG, DIỄN TẬP, TINH CHỈNH, QUAY
BLOCK, LIGHT, REHEARSE, TWEAK, SHOOT
Tiến bộ trên trường quay được xác định bằng thiết lập.
Một đoàn làm phim chuyên nghiệp có thể quay (shoot) hai hay ba trang kịch bản một ngày. Đối với show truyền hình chỉ có một camera, trung bình là 4 - 8 trang mỗi ngày, thường làm 20 - 30 thiết lập mỗi ngày. AD và DP làm việc với nhau để xác định thứ tự quay hiệu quả cho những cảnh quay (shot) cần thiết. Thông thường, shot có góc rộng sẽ lấy hình, thiết lập ánh sáng cho scene đầu tiên. Bao quát gần hơn, thường đòi hỏi phải cải tiến để thiết lập tổng thể. Tất cả shot nhìn theo một hướng, đòi hỏi phải thiết lập ánh sáng, thường có thể làm shot trước khi quay chung quanh. Sau khi quay bao quát theo một hướng hoàn tất, AD gọi: "Turning around", camera sẽ di chuyển vòng quanh để shoot theo hướng khác. Đội kỹ thuật sau đó chiếu sáng (relights) scene cho góc quay camera mới. Khi đã hoàn thành scene, AD gọi, "New deal" cả nhóm xóa thiết lập cũ, đạo diễn và diễn viên phác ra những scene tiếp theo trên lịch trình.
Mặc dù khá thuận tiện khi quay thứ tự có hiệu quả về ánh sáng, AD có thể có những ưu tiên khác. Việc quay có thể sắp xếp có thứ tự, thí dụ, việc diễn xuất đặc biệt khó hay stuntman có thế phá hủy một phần trường quay, hay diễn viên tuổi vị thành niên bị dừng diễn xuất, chỉ được làm việc theo giới hạn của pháp luật. Tháp treo và ghép vách trường quay thường cần để thích ứng với việc di chuyển của camera và ánh sáng. Vì điều này mất thời gian và cần nhiều lao động, “wall order” là điều những DP và AD muốn tính đến khi lập kế hoạch quay.
Cách duy nhất khá hợp lý khi tiến hành quay mỗi cảnh mới là làm theo năm bước sau đây theo thứ tự:
Trước hết, đạo diễn, DP, và diễn viên khống chế (block) toàn bộ scene (tức là, lập kế hoạch tạm). Trong thời gian block diễn tập, phông cảnh thường bị xóa sạch để diễn viên và đạo diễn có thể làm việc không mất tập trung. Đạo diễn và diễn viên chính được gọi là đội hình 1. Sau khi đã sẵn sàng hiển thị scene, AD gọi "diễn tập đánh dấu - marking rehearsal", tất cả đội kỹ thuật chính ùa vào trường quay và quan sát. Gaffer, key grip, và cameraman học hỏi rất nhiều từ diễn tập đánh dấu, và họ phải chú ý, vì điều này thường là cơ hội cuối để quan sát chính xác cách diễn viên có ý định scene ra sao trước khi họ phải bắt đầu xếp hàng quay và bắt đầu chiếu sáng. AC 2 đánh dấu vị trí diễn viên bằng băng keo dưới chân họ.
Sau khi scene đã bị block, các diễn viên đi trang điểm và DP bắt đầu thiết lập cảnh quay và kế đó là ánh sáng. Thường, đội kỹ thuật ánh sáng đã điều chỉnh vài cái đèn khi prelight. Stand-in, người đứng làm mẫu cho gaffer và
DP trong khi bố trí đèn, thay thế diễn viên. Stand-in được gọi là đội hình 2. Đội kỹ thuật camera đôi khi tập di chuyển camera phức tạp bằng cách xử dụng stand-in khi diễn viên chính ra khỏi việc diễn tập kỹ thuật.
Khi ánh sáng đặt đúng chỗ, AD gọi đội hình 1 trở lại tập diễn tập cuối cùng. Người đó gọi, "Quiet please. Rehearsalʼs up – Yêu cầu im lặng, diễn tập bắt đầu". Diễn viên chạy scene với camera và đội kỹ thuật âm thanh giải quyết bất kỳ vấn đề còn lại. AC đánh dấu điểm tập trung cuối. Thời gian cue ánh sáng hay hành động và chuyển động của camera có thể điều chỉnh. Sau một hay hai lần diễn tập, đã sẵn sàng quay scene.
Block, light, rehearse, tweak, shoot là thí dụ điển hình cung cấp cho tất cả thành viên đội kỹ thuật những thông tin họ cần phải hành động độc lập để đưa tất cả chi tiết của shot lại với nhau. Tuy nhiên, có những lúc vài đạo diễn và AD thích né tránh bốn bước đầu tiên. Sự thật, nếu không block ánh sáng đầu tiên luôn gây ra sự chậm trễ khi diễn viên đến và làm những việc khác biệt. Thật sự coi block diễn tập sẽ có tác động cung cấp cho đội kỹ thuật gần như tất cả câu trả lời họ cần phải chuẩn bị scene ra sao. Không làm như vậy sẽ dẫn đến hàng loạt câu hỏi không được trả lời. Cố quay mà không cần tập luyện và tinh chỉnh hầu như luôn ra kết quả bị chậm trễ trong khi vấn đề được giải quyết, tiếp theo phải quay lại (retakes). DP cần có cơ hội tinh chỉnh ánh sáng sau khi diễn tập cuối, vì chắc chắn diễn viên đôi khi sẽ cần làm những việc khác với khi luyện tập, hay khác với việc stand-in đã làm.
Trong khi diễn tập cuối, DP sẽ thường tìm ra vấn đề cần được giải quyết trước khi quay. Khi thời gian có vẻ như một thứ xa xỉ mà đạo diễn không có, tốt và nhanh hơn là nên block nhanh, ánh sáng nhanh, luyện tập nhanh, tinh chỉnh nhanh và quay, hơn là quay ngay bây giờ và đặt câu hỏi sau.
Đoạn nghi thức trường quay cuối, tất cả đội kỹ thuật phải nhớ: Tránh xa tầm mắt diễn viên trong khi diễn tập và lấy hình. Hãy chú ý đến mức độ tập trung mà việc diễn xuất đòi hỏi, và càng ít phân tâm càng tốt.
---------------- Hết chương 01 -------------